Chuyên ngành11/08/2022

Chất điều vị là gì

Chất điều vị là gì

MSG là gì?

Chất điều vị hay còn gọi là bột ngọt MSG (monosodium glutamate) là một trong những chất tăng cường hương vị phổ biến nhất trên thế giới. Bột ngọt tạo nên vị umami cho nhiều món ăn phổ biến, chúng cấu thành từ một axit amin gọi là axit L-glutamic (có vai trò trong quá trình trao đổi chất và giao tiếp giữa các tế bào thần kinh). Bột ngọt được sản xuất bằng cách lên men ngô, mía, củ cải đường, bột sắn hoặc mật đường. Khi nếm bột ngọt miệng bạn sẽ tạo ra nhiều nước bọt hơn, giúp cải thiện mùi vị thức ăn. Hơn nữa vị mặn của chúng chỉ bằng 1/3 lượng natri trong muối ăn tiêu chuẩn, khiến nó trở thành một chất điều vị ưu tiên.

chất điều vị là gì

 

Nước bọt đóng một vai trò quan trọng trong khả năng nếm của chúng ta - nó phân hủy thức ăn thành các chất hóa học mà vị giác của bạn thu nhận, cũng như bảo vệ các thụ thể vị giác khỏi bị hư hại. Bằng cách thúc đẩy sản xuất nước bọt, bột ngọt có thể nâng cao mùi vị của thức ăn, kích thích cảm giác thèm ăn. Được liệt kê dưới dạng mã số E (E620 đến E625) trong nhãn thực phẩm. Nghiên cứu được thực hiện vào những năm 1990 cho thấy người dân ở Anh tiêu thụ khoảng 0.5 gram bột ngọt mỗi ngày. Con số này cao hơn ở các nước châu Á như Nhật Bản và Hàn Quốc, nơi mọi người tiêu thụ từ 1,2 đến 1,5 gram hàng ngày.

Phụ gia thực phẩm này thường được thêm vào các món như:

• Rau.

• Gia vị, bao gồm nước sốt cà chua, mù tạt và salad.

• Đồ ăn chế biến: thịt xông khói, mì ống, xúc xích.

• Phô mai.

• Thịt.

• Khoai tây chiên.

• Súp.

• Xì dầu.

• Thực phẩm đóng hộp: bánh quy, đồ ăn nhẹ,..

Bột ngọt có hại không?

Vào cuối những năm 1960, bột ngọt bị cáo buộc là một chất bổ sung gây độc cho một số món ăn yêu thích của bạn. Lúc đó chất này bị kỳ thị đến mức một số nhà hàng tuyên bố rằng họ sẽ cắt hoàn toàn bột ngọt khỏi thực đơn của mình. Kể từ đó rất nhiều người lầm tưởng rằng nó là một thành phần ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể. Tuy nhiên giờ đây, hầu hết những ý nghĩ đó đã được xóa bỏ và Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho biết bột ngọt “công nhận an toàn”. Các cơ quan quản lý lương thực toàn cầu như Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chấp thuận.

bột ngọt MSG

 

Triệu chứng dị ứng bột ngọt

Bạn đã từng nghe ai đó nói về tình trạng "say bột ngọt" chưa? Đó là tập hợp một nhóm các triệu chứng sau khi tiêu thụ bột ngọt:

• Nhức đầu.

• Buồn nôn.

• Tê.

• Đỏ bừng.

• Ngứa ran.

• Đánh trống ngực.

• Buồn ngủ.

Nghiên cứu cho thấy chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ những người nhạy cảm với bột ngọt. Những triệu chứng này thường xảy ra ngắn hạn và biến mất trong vài giờ. Hơn nữa, FDA cho biết các tác dụng phụ như vậy xảy ra sau khi một người nhạy cảm với bột ngọt đã tiêu thụ 3 gram trở lên mà không có thức ăn. Điều này rất khó xảy ra, vì hầu hết mọi người tiêu thụ bột ngọt trong đồ ăn chứa ít hơn 0,5 gam bột ngọt. Hay nói cách khác? MSG thường được cho là an toàn ở mức độ vừa phải - và hầu hết các loại thực phẩm chỉ chứa một lượng rất nhỏ.

chất điều vị là gì

 

Ăn bột ngọt nhiều mau quên đúng hay không?

Ảnh hưởng đến sức khỏe não bộ: Glutamate đóng nhiều vai trò quan trọng trong chức năng não. Nó hoạt động như một chất dẫn truyền thần kinh - một chất hóa học kích thích các tế bào thần kinh truyền tín hiệu. Glutamate trong chế độ ăn uống rất ít hoặc không ảnh hưởng đến não của bạn, vì hầu như không có chất nào trong số nó đi từ ruột vào máu hoặc vượt qua hàng rào não. Trên thực tế, nghiên cứu cho thấy rằng sau khi ăn vào, MSG sẽ được chuyển hóa hoàn toàn trong ruột của bạn. Từ đó, nó phục vụ như một nguồn năng lượng, được chuyển đổi thành các axit amin khác, hoặc sử dụng để sản xuất các hợp chất hoạt tính sinh học khác nhau. Nhìn chung, không có bằng chứng thuyết phục nào cho thấy bột ngọt làm thay đổi chất hóa học của não khi tiêu thụ với lượng bình thường.

Thành kiến ​​ăn sâu vào xã hội đối với bột ngọt khiến mọi người cho rằng họ thường hay quên, đãng trí. Nhưng thật ra điều này không phải do bột ngọt là thủ phạm thực sự. Bên cạnh đó các triệu chứng tăng/giảm huyết áp, mặt đỏ bừng, đau đầu do cơ thể bạn phản ứng với hàm lượng muối cao hay nhiều thành phần khác chứ không phải chỉ riêng bột ngọt làm ra.

bột ngọt có an toàn không

 

Bột ngọt có gây béo phì không?

Một lời chỉ trích phổ biến đối với bột ngọt là nó có liên quan đến tỷ lệ béo phì. MSG chưa được chứng minh là ảnh hưởng đến tế bào mỡ, thụ thể leptin hoặc các bộ phận khác của cơ thể liên quan đến tăng cân, nhưng một số nghiên cứu vẫn chỉ ra rằng lượng bột ngọt cao hơn có liên quan đến chỉ số khối cơ thể (BMI) tăng theo thời gian. Tuy nhiên, các nghiên cứu về chủ đề này cho thấy các kết quả trái ngược nhau, vì vậy hiện tại, không có bằng chứng chắc chắn nào về mối liên hệ giữa bột ngọt và bệnh béo phì.

Đức Hiếu thấy mối liên hệ ở đây chính là bột ngọt làm cho thức ăn của chúng ta ngon hơn, vị umami làm tăng sản xuất nước bọt, dẫn tới xu hướng ăn nhiều hơn - do đó có thể gây tăng cân.

Làm cách nào để biết có bột ngọt trong thức ăn của tôi hay không?

FDA yêu cầu bột ngọt phải được liệt kê trên nhãn của thực phẩm chế biến chứa nó. Nhưng thực phẩm đã qua chế biến bao gồm các thành phần có bột ngọt tự nhiên không phải ghi rõ rằng chúng có thêm bột ngọt. Nếu bạn nhìn thấy một trong những thành phần tự nhiên này, thì thực phẩm đó có chứa bột ngọt:

• Protein thực vật thủy phân.

• Men thủy phân.

• Chiết xuất nấm men.

• Chiết xuất từ ​​đậu nành.

• Phân lập protein.

Thật sự nếu món ăn của bạn có thể không có vị umami sẽ mất đi cảm giác ngon miệng. Đức Hiếu tin rằng khi bạn đọc được bài viết này, mọi người có thể yên tâm khi biết rằng bột ngọt không phải là thành phần độc hại như lời đồn thổi. Không có lý do gì để tránh một lượng nhỏ bột ngọt trong chế độ ăn của bạn - vì vậy hãy tiếp tục, thưởng thức chúng mà không cần lo lắng!

bột ngọt MSG

 

Ngoài việc có mặt tự nhiên trong một số loại thực phẩm, MSG (monosodium glutamate) còn là một chất phụ gia thực phẩm phổ biến trong ngành công nghiệp thức ăn chế biến. Các sản phẩm Đức Hiếu phân phối luôn đạt tiêu chuẩn quốc tế, nhãn mác cũng như tư vấn hỗ trợ. Nếu bạn đang cần nhập bột ngọt thì không cần tìm đâu xa hơn hãy liên hệ Đức Hiếu ngay hôm nay để được báo giá tốt nhé.

31/05/2022
Chất thay thế đường, chất tạo ngọt là những chất nhân...
15/09/2022
Guar gum và Xanthan gum đều là hai thành phần phổ biến trong...
31/05/2022
Chất thay thế đường, chất tạo ngọt là những chất nhân...
15/09/2022
Guar gum và Xanthan gum đều là hai thành phần phổ biến trong...
Tin tức liên quan
Lưỡi bạn có thể nhận biết năm vị trong món ăn: chua, ngọt, mặn, đắng và umami (ngon). Yếu tố khác tạo nên hương vị đến từ hương thơm của thực phẩm,...
Đường là một nguồn năng lượng quan trọng cho cơ thể con người cũng như là một chất phụ gia cần thiết trong nhiều quá trình chế biến thực phẩm. Có 3 dạng...
Chất thay thế đường, chất tạo ngọt là những chất nhân tạo hoặc có nguồn gốc từ thực vật được sử dụng để làm ngọt hoặc tăng hương vị của thực...
Phương pháp cổ điển mà có lẽ ai cũng biết để ngăn ngừa sự hư mốc, bảo quản thực phẩm chính là ướp muối cá và thịt. Ngày nay với sự tiên tiến của...
Chất nhũ hóa là phụ gia thực phẩm được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm phê duyệt. Bạn có thể tìm thấy chất nhũ hóa trong nhiều loại thực phẩm...
Hương vị là sự kết hợp của cảm giác về vị, mùi hoặc hương thơm, nóng hoặc lạnh, kết cấu. Hình thức bên ngoài của thực phẩm rất quan trọng, nhưng...
Phụ gia thực phẩm ảnh hưởng đến các đặc tính của thực phẩm. Bao gồm các chất chống vón, chất tạo màu, chất điều vị, chất nhũ hóa, chất bảo quản,...
Khi tính bền vững và giảm thiểu thực phẩm thải trở thành một phần quan trọng hơn bao giờ hết trong ngành công nghiệp chế biến, Đức Hiếu tin rằng điều...
Tinh bột rất linh hoạt và được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm xung quanh chúng ta. Nó là dạng carbohydrate tự nhiên có trong ngũ cốc và rau quả. Ở Việt...
Làm thế nào mà một loại đường có thể cải thiện sức khỏe và làm ngọt đồ ăn của bạn, trehalose chính là câu trả lời. Là một chất thay thế đường trong...
0246 66 66 286