Đối với hầu hết các hệ thống sản xuất thực phẩm, kiểm soát bọt là một thách thức phải lưu ý. Trong hệ thống nước, chất lỏng nguyên chất không tạo bọt nhưng các chất hoạt động bề mặt, protein, hạt rắn nhỏ và tạp chất sẽ tạo thành bọt trong nước. Bọt sẽ làm giảm đáng kể hiệu quả của hệ thống, ví dụ như các vùng khuyết trên bề mặt thành phẩm, ngăn việc gia công sản phẩm khi đóng gói. Để ngăn chặn chúng và giữ cho quá trình vận hành trơn tru, nhiều ứng dụng cũng như chất khử bọt ra đời.
Từ khóa: Chất kháng bọt - Chất chống tạo bọt; Chất phá bọt - Chất khử bọt; Những thuật ngữ thường được sử dụng thay thế cho nhau nhưng trên thực tế chúng sẽ khác nhau. Chất khử bọt thêm vào sẽ loại bỏ bọt hiện có, trong khi chất chống tạo bọt ngăn chặn sự hình thành bọt. Chất chống tạo bọt thường được thêm vào dung dịch trước khi nó hình thành. Ngược lại chất phá bọt lại được rắc lên những đám bọt hiện có, nhằm mục đích xẹp bọt nhanh chóng.
Cách hoạt động của chất khử bọt
Tạo bọt là sự phân tán của chất khí trong chất lỏng, trong đó phần thể tích của chất khí lớn hơn phần thể tích của chất lỏng. Các bong bóng sẽ di chuyển lên bề mặt vì mật độ của chúng nhỏ hơn khối lượng riêng của chất lỏng. Khi các bong bóng kết hợp lại và tập trung ở bề mặt phân cách. Chất khử bọt hoạt động bằng cách đẩy nhanh quá trình phá vỡ các bong bóng nhỏ hơn. Thông thường, chất khử bọt không hòa tan trong môi trường và có đặc tính hoạt động bề mặt cũng như khả năng lan rộng nhanh chóng. Nhờ sức căng bề mặt thấp nên chất này tương tác tối đa với bọt. Silcolapse Elkem phân tán hiệu quả, xuyên qua lớp màng bọt để khí cuốn theo, thoát ra ngoài và tan bọt.
Cách hoạt động của chất kháng bọt
Chúng cũng hoạt động bằng cách xâm nhập vào mặt phân cách giữa không khí và các màng bọt. Chất chống tạo bọt xuyên qua, thành bong bóng sẽ mỏng đi. Quá trình lan rộng dần dần làm giảm độ dày của thành bọt, các ứng suất xảy ra cho đến khi bọt vỡ. Do đó tính chất hóa học của chất khử bọt và chất chống tạo bọt thường tương tự nhau, điểm khác biệt chính của chúng là thời gian áp dụng. Chất khử bọt được sử dụng để kiểm soát bọt hiện có trong khi chất chống tạo bọt được sử dụng để ngăn chặn sự hình thành bọt.
Thông thường, chất chống tạo bọt và chất khử bọt là những hóa chất trơ ví dụ như:
1. Chất khử bọt gốc dầu sử dụng các loại dầu như dầu khoáng, dầu trắng, dầu thực vật hoặc một loại dầu khác không hòa tan trong môi trường tạo bọt, ngoại trừ dầu silicon. Những chất khử bọt này cũng chứa một loại sáp hoặc silica kỵ nước để nâng cao hiệu quả. Các loại sáp thường được sử dụng là ethylene bis stearamide (EBS), sáp parafin, sáp cồn và sáp este. Các sản phẩm này cũng có chất hoạt động bề mặt để thúc đẩy quá trình nhũ hóa và lan rộng trong môi trường tạo bọt. Đây là những chất khử bọt hạng nặng và tuyệt vời trong việc đánh tan bọt bề mặt.
2. Chất khử bọt dạng bột tương tự như chất khử bọt gốc dầu. Chúng thường được thêm vào các sản phẩm dạng bột như xi măng, thạch cao và chất tẩy rửa.
3. Chất khử bọt gốc nước sử dụng các loại dầu và sáp được phân tán trong nền nước. Những loại này thường tốt nhất với vai trò khử mùi. Alkyl polyacrylate lý tưởng để sử dụng làm chất khử bọt trong các hệ thống không chứa nước, nơi thoát khí quan trọng hơn sự phân hủy bọt bề mặt.
4. Chất khử bọt silicon: Hợp chất silicone được tạo thành từ silica kỵ nước phân tán trong dầu silicon. Chất nhũ hóa được thêm vào đảm bảo rằng silicone lan truyền nhanh trong môi trường tạo bọt.
5. Chất khử bọt dựa trên EO / PO bao gồm polyme polyethylene glycol và polypropylene glycol. Loại này được phân phối dưới dạng dầu, dung dịch nước hoặc nhũ tương gốc nước. Đặc tính phân tán tốt và thường rất phù hợp xử lý cặn.
• Chế biến thực phẩm và hàng nông sản
Thực phẩm và hàng nông sản dễ bị các vấn đề về bọt do mức độ chất hữu cơ xử lý, áp suất, trộn, phản ứng hóa học và các yếu tố liên quan đến quá trình khác. Các ứng dụng điển hình bao gồm: Tách và chế biến hạt; Lên men; Rửa và chế biến rau quả; Chế biến thịt và gia cầm; Các sản phẩm từ sữa, đồ uống. Khi được sử dụng trong thực phẩm, chất chống tạo bọt sẽ kiểm soát bọt hoặc sự kết dính trong nhiều món ăn và nguyên liệu để chế biến thực phẩm.
• Chất khử bọt được sử dụng trong các quy trình và sản phẩm công nghiệp khác nhau như ngành giấy, bột gỗ, sơn, xử lý nước thải công nghiệp, máy cơ khí, chế biến thực phẩm, khoan dầu, dụng cụ cắt dầu và thủy lực. Vì quá trình trộn, nghiền và các phản ứng hóa học liên quan đến sản xuất các vật liệu này có thể tạo ra bọt, dẫn đến tăng thời gian sản xuất, giảm hiệu quả hoạt động và tạo ra các bề mặt lõm vật lý như hình miệng núi lửa, lỗ kim.
• Xử lý nước: Bể sục khí; Xử lý nước lò hơi; Bộ lọc; Tháp giải nhiệt; Bể cân bằng; Xử lý nước bay hơi; Nước thải cuối cùng; Nước rỉ bãi rác; Hố phân; Lò phản ứng sinh học.
• Chất chống tạo bọt cũng được bán như thuốc để giảm đầy hơi. Một ví dụ là simethicone, thành phần hoạt chất trong Maalox, Mylanta và Gas-X.
› Mật độ sản phẩm không nhất quán.
› Thiệt hại đối với máy móc hoặc thiết bị được sử dụng trong sản xuất.
› Can thiệp vào quá trình tách hoặc phủ, làm giảm chất lượng sản phẩm.
› Ngoài ra bọt có thể gây ra sự cố trong toàn bộ quy trình sản xuất do thời gian ngừng hoạt động bởi các vấn đề liên quan đến bọt. Chất chống tạo bọt sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và tiền bạc.
Đức Hiếu đã giải thích cách hoạt động của chất khử bọt, các loại khác nhau và ứng dụng của chất khử bọt cũng như chất chống tạo bọt. Chúng tôi hy vọng thông tin này hữu ích cho bạn. Để tìm hiểu thêm về các sản phẩm công nghiệp khác, tìm nhà cung cấp hoặc báo giá nhanh chóng, vui lòng liên hệ số Hotline/Zalo 0901009009 cũng như Facebook phụ gia thực phẩm Đức Hiếu. Nơi có đầy đủ thông tin về các sản phẩm khác.
Share bài viết: