Phụ gia thực phẩm là một phần thiết yếu của nền công nghiệp thực phẩm hiện đại, mang lại những lợi ích nhất định trong cuộc sống của mọi người. Phụ gia thực phẩm đã được ứng dụng, nghiên cứu, quản lý và kiểm soát bởi các cơ quan/ tổ chức trên thế giới. Là thành phần điển hình của thức ăn, nước uống, cho dù nó có giá trị dinh dưỡng hay không thì phụ gia thực phẩm đều nắm giữ vị trí quan trọng. Ứng dụng trong các khâu sản xuất, chế biến, chuẩn bị, xử lý, đóng gói, vận chuyển và bảo quản.
Phụ gia thực phẩm ảnh hưởng đến các đặc tính của thực phẩm. Bao gồm các chất chống vón, chất tạo màu, chất điều vị, chất nhũ hóa, chất bảo quản, chất tạo ngọt....và chất tạo chua là một trong những phụ gia quen thuộc với chúng ta. Chất điều chỉnh độ chua hay chất tạo axit được sử dụng để tạo vị chua cho thực phẩm và hoạt động như chất bảo quản. Ngoài ra chất tạo chua còn giúp chống oxy hóa hoặc hỗ trợ lên màu đẹp.
Nghe có vẻ là một thông số nhỏ, nhưng duy trì độ pH thích hợp là bước đầu tiên để đảm bảo an toàn thực phẩm và giữ hạn sử dụng lâu hơn. Độ pH của thực phẩm là thước đo độ axit hoặc độ kiềm của sản phẩm đó. Thang đo pH nằm trong khoảng từ 0 đến 14. Độ pH nhỏ hơn 7 có tính axit, độ pH bằng 7 là trung tính và độ pH lớn hơn 7 là kiềm (bazơ). Vị giác của chúng ta có thể nhận ra sự khác biệt lớn về độ pH trong đồ ăn, thức uống. Ví dụ một sản phẩm axit sẽ có vị chua, trong khi một sản phẩm kiềm sẽ có vị đắng. Một số ví dụ về thực phẩm axit là trái cây họ cam quýt (ví dụ: cam, chanh, bưởi), nước trái cây hoặc sữa chua. Ví dụ về các sản phẩm có tính kiềm là lòng trắng trứng và muối nở.
Chất tạo chua được sử dụng để thay đổi và kiểm soát độ pH ở một định lượng cụ thể trong quá trình chế biến, hương vị và an toàn thực phẩm. Hơn nữa, kiểm soát độ pH không đúng cách có thể dẫn đến sự phát triển của vi khuẩn không mong muốn trong sản phẩm và gây nguy hiểm cho sức khỏe. Dưới đây là một số chất tạo chua phổ biến mà bạn dễ nhận biết:
• Axit citric (E 330) tăng cường hoạt động của nhiều chất chống oxy hóa, nhưng bản thân nó nền tảng không phải là chất chống oxy hóa. Nó chủ yếu được sử dụng như một chất tạo chua, điều chỉnh độ axit cũng như tạo mùi thơm. Ngoài ra, Citric Acid làm tăng độ đặc của gel trong mứt, làm giảm quá trình hóa nâu do enzym trong trái cây và nhiều ứng dụng khác.
• Canxi axetat (E 263) được sử dụng trong nhiều thực phẩm như một chất làm đặc (các món bánh, bánh pudding, nhân bánh). Hoạt động như một chất đệm trong việc kiểm soát độ pH của thực phẩm trong quá trình chế biến. Một chất bảo quản để ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật và dùng như chất bổ sung canxi cho vật nuôi. Bên cạnh đó cùng được dùng trong mỹ phẩm.
• Axit fumaric (E 297) thêm vào thực phẩm như một chất điều chỉnh độ axit và chất tạo vị chua. Chúng được sử dụng trong bánh mì, đồ uống trái cây, nhân bánh, thịt gia cầm, rượu, mứt, thạch.
Ngoài ra còn có nhiều chất khác như: axit axetic (E260), axit lactic (E270), axit malic (E296), axit tartaric (E334),....
Các cơ sở sản xuất sử dụng chất tạo chua phải tuân theo định lượng an toàn, việc cấp phép, sử dụng và ghi nhãn. Các cơ quan ban ngành đều thiết lập một thủ tục cấp phép chung cho thực phẩm phụ gia, men thực phẩm và hương liệu thực phẩm. Luật này yêu cầu các chất điều chỉnh độ chua, cũng như tất cả phụ gia thực phẩm, phải được công bố trên bao bì thực phẩm theo danh mục của chúng với tên hoặc mã số E.
Độ chua và đậm nhạt của mỗi thực phẩm khác nhau. Chất tạo chua Đức Hiếu phân phối có nhiều đặc tính chức năng để nâng cao chất lượng thực phẩm. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm hãy nhắn tin với chúng tôi. Đức Hiếu là một trong những đơn vị phân phối phụ gia thực phẩm nổi tiếng ở Việt Nam. Công ty luôn mong được hợp tác cùng bạn!
Share bài viết: